Điều kiện sinh thái, sinh trưởng và phát triển của cây Hồ tiêu

1. Khí hậu
1.1 Nhiệt độ

– Cây tiêu có thể sinh trưởng phát triển trong phạm vi nhiệt độ từ 10 – 35oC, nhưng thích hợp nhất cho cây hồ tiêu từ 25 – 27oC.

– Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng không tốt tới quá trình sinh trưởng của cây tiêu.

– Khi nhiệt độ không khí > 40oC và <10oC gây ảnh hưởng xấu tới đời sống cây tiêu.

– Nhiệt độ 6 – 10oC trong một thời gian ngắn cũng làm cho lá non bị nám, héo và lá trên cây bị rụng.

1.2 Ánh sáng

– Cây tiêu thích hợp với điều kiện ánh sáng tán xạ nhẹ.

– Giai đoạn cây hồ tiêu còn nhỏ cần phải được che mát.

– Khi cây tiêu đã lớn, phát triển xum xuê thì chúng tự che cho nhau.

1.3 Lượng mưa và ẩm độ

– Cây hồ tiêu yêu cầu lượng mưa trong năm từ 1500 – 2500mm và phân bố mưa tương đối điều hòa.

– Hồ tiêu yêu cầu một giai đoạn khô hạn tương đối ngắn vào sau vụ thu hoạch để phân hóa mầm hoa và ra hoa tập trung vào đầu mùa mưa năm sau.

– Cây hồ tiêu yêu cầu về độ ẩm không khí cao, từ 70 – 90%, nhất là thời kỳ ra hoa.

1.4 Gió

– Cây tiêu thích hợp với điều kiện gió nhẹ.

– Các loại gió nóng, gió lạnh, gió bão, gió lốc đều ảnh hưởng bất lợi cho cây tiêu.

– Khi trồng tiêu ở những vùng thường có gió lớn thì việc trồng hệ thống đai rừng chắn gió là hết sức cần thiết.

2. Đất đai và địa hình

2.1 Đất đai

– Ở Việt Nam cây tiêu đã được trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như: + Đất đỏ bazan (vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ)

+ Đất sét pha cát ((Hà Tiên, Phú Quốc)

+ Đất phù sa (vùng đồng bằng sông Cửu Long) + Đất xám (miền Đông Nam Bộ)…

– Yêu cầu về đất trồng tiêu cần thỏa mãn các yêu cầu sau:

+ Đất có tầng dầy trên 7oCm.

+ Mạch nước ngầm sâu trên 2m

+ Đất dễ thoát nước, không bị úng ngập, dù chỉ úng ngập tạm thời trong một khoảng thời gian ngắn là 24 giờ.

+ Đất tơi xốp, giàu mùn, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình

+ Độ pH từ 5 – 6.

– Các loại đất không nên trồng tiêu:

+ Đất cát khô, đất sét nặng

+ Đất nhiễm mặn

+ Đất dễ bị ngập úng

Theo kinh nghiệm dân gian thì những nơi nào trồng được dây trầu không thì có thể trồng được Hồ tiêu.

2.2 Địa hình

Cây tiêu thích hợp với điều kiện đị a hình đất có độ dốc thoai thoải từ 5 – 100 vì thuận lợi cho việc thiết lập hệ thống thoát nước trong vườn tiêu.

Sinh trưởng và phát triển của Hồ Tiêu

1. Giai đoạn kiến thiết cơ bản

– Giai đoạn kiến thiết cơ bản kéo dài khoảng 2 – 3 năm tùy thuộc loại hom tiêu đem trồng.

– Trồng bằng hom thân cây hồ tiêu nhanh cho quả, sau 2 năm trồng đã có thể thu bói.

– Trồng từ hom dây lươn thì chậm cho quả hơn, khoảng 3 năm sau trồng.

Vườn tiêu kiến thiết cơ bản năm thứ nhất

Vườn tiêu kiến thiết cơ bản năm thứ nhất

Vườn tiêu kiến thiết cơ bản năm thứ hai

Vườn tiêu kiến thiết cơ bản năm thứ hai

Trong giai đoạn này cần áp dụ ng các biện pháp kỹ thu ật tạo hình tùy theo loại hom đem trồng nhằm giúp cho cây tiêu có bộ khung tán ổn định, cân đối, có nhiều cành quả.

– Trồng từ hom thân:

+ Từ các đốt hom thân phía trên mặt đất mọc lên các chồi thân, mỗi đốt mọc một chồi, các chồi thân này phát triển nhanh, bám vào trụ tiêu và vươn cao.

+ Tại các đốt thân mọc ra các rễ bám. Để cho dây tiêu sinh trưởng tốt, cần buộc dây tiêu sát vào trụ để các rễ bám phát triển, bám vào trụ dễ dàng.

+ Trồng bằng hom thân thì các dây thân phát sinh cành quả sớm, gần như sát dưới gốc nên cây tiêu không bị trống gốc.

– Trồng từ hom lươn:

+ Chồi dây thân mọc ra từ hom lươn thường yếu, không ra cành quả ngay mà thường phái 8 – 12 tháng sau khi trồng.

+ Cây phát sinh cành quả ở độ cao > 1m.

+ Buộc các dây thân này vào trụ để tất cả các đốt của dây tiêu đều có rễ bám bám chắc vào trụ để dây tiêu vươn lên trụ dễ dàng và mau phát sinh cành quả.

+ Đối với cây tiêu trồng từ dây lươn phải áp dụng biện pháp đôn dây tiêu để đưa vị trí cành quả xuống sát mặt đất, trụ tiêu không bị trống gốc.

2. Giai đoạn kinh doanh

– Giai đoạn kinh doanh là giai đoạn cây sinh trưởng phát triển mạnh, ra hoa kết quả nhiều và cho sản lượng cao nhất.

Vườn tiêu giai đoạn kinh doanh

Vườn tiêu giai đoạn kinh doanh

– Giai đoạn này cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu về nước và dinh dưỡng, cũ ng như thực hiện tốt các khâu kỹ thuật quản lý chăm sóc khác để vườn tiêu sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao.

Nguồn: Giáo trình cây Hồ Tiêu – Bộ NT&PTNT

Comments are closed.